Những việc cần làm trước khi xử lý ra hoa sầu riêng

Hotline

02835355286

Những việc cần làm trước khi xử lý ra hoa sầu riêng
 Ngày đăng: 20/11/2023 10:09 AM

Những việc cần làm trước khi xử lý ra hoa sầu riêng

Trong quá trình canh tác, nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng sinh trưởng và tuổi thọ của cây.

Dưới đây là 5 bước phục hồi quan trọng để giúp cây khỏe mạnh và phát triển một cách ổn định:

1/ Tỉa cành, tạo tán

Tỉa cành sầu riêng sau thu hoạch, giúp vườn thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại, dinh dưỡng được tập trung để phục hồi cây đảm bảo năng suất vụ mùa tiếp theo. Cắt tỉa cây bao gồm:

  • Cắt tỉa cành chồi mọc ra từ cành mang trái (cành bơi, chồi dại), những cuống còn lại trên cây.
  • Cắt bỏ cành sâu bệnh, cành già yếu, cành khô, cành vượt, cành khuất sáng.
  • Sau khi thu hoạch bà con cần cắt bỏ các cành mọc dưới thấp (mọc thấp hơn 1m tính từ mặt đất lên).
  • Loại bỏ những cành mọc đứng hoặc mọc ngược vào bên trong tán
  •  Cắt tỉa cành tăm, cành vô hiệu.
  • Lưu ý: Tỉa cành vào thời điểm nắng ráo, lá đã ổn định, vết cắt sát thân hay cành để nhanh liền sẹo. Các vết cắt lớn nên dùng keo liền sẹo để bôi.

2/ Vệ sinh vườn

- Sau khi tỉa cành tạo tán tiến hành xịt rửa vườn giúp diệt trừ tàn dư nấm bệnh trên toàn bộ cây, hạn chế phát sinh sau thu hoạch và xâm nhập qua các vết cắt. Đặc biệt là rong, tảo, nấm hồng, nấm phytopthora... bằng các sản phẩm như Đồng đỏ, Copforce Blue ( Coc 85)....xịt kỹ toàn cây.

- Để phòng ngừa sâu bệnh gây hại cây (sâu đục thân, rệp sáp, mối, rong, rêu...). Dùng dung dịch boocdo 1%-5% quét hoặc xịt lên thân, cành.

- Vôi bột: 3-5kg/cây (tùy độ pH vườn để điều chỉnh liều lượng thêm)

3/ Quản lý nguồn nước

- Thời điểm tưới: Tưới vào sáng sớm, tránh tưới vào buổi chiều tối khiến độ ẩm trong đất cao dể phát sinh nấm, bệnh

- Lượng nước tưới: cần bổ sung nước với lượng nước 100-150l/cây/2-3 ngày tưới 1 lần

- Cần đảm bảo tưới đủ nước, nhưng vẫn phải đảm bảo vườn đủ thông thoáng để thoát nước tốt, tránh úng nước độ ẩm cao khiến nấm bệnh phát phát triển. Việc đảm bảo nguồn nước còn giúp cây hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng từ đó cây sẽ nhanh phục hồi.

4/ Quản lý bệnh hại

- Sau khi bón phân cần chú trọng tới thời điểm cây ra chồi, đọt non để bảo vệ khỏi các đối tượng sâu bệnh hại tấn công như: sâu ăn lá, rầy, cháy lá khô cành, thán thư,... giúp bộ lá khỏe, đọt non ra đồng đều, tập trung. Để nâng cao chất lượng, giá trị của sầu riêng bà con nên sử dụng các biện pháp sinh học, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV.

a. Phòng trừ sâu hại

Các đối tượng gây hại chính cho giai đoạn này như nhện đỏ, rầy xanh, bọ cánh cứng ...

+ Khi phát hiện đối tượng gây hại trên 5%, tiến hành xử lý bằng các sản phẩm có hoạt chất như: Alpha- Cypermethrin, Imdacloprid + Acetamiprid + Buprofezin, Abamectin, Diafenthiuron, Dầu khoáng.

+ Luân phiên các loại thuốc giữa các đợt xịt, để tránh các đối tượng sâu rầy gây hại kháng thuốc.

b. Phòng trừ bệnh hại

+ Các bệnh gây hại chính giai đoạn này như bệnh thán thư, nứt thân xì mủ, đốm rong,…

+ Giai đoạn này tiến phòng bệnh định kỳ 30-40 ngày/lần bằng các sản phẩm Men Tricho Nema, Tricho Meta, …

+ Khi phát hiện bệnh gây hại trên 5% thì tiến hành xử lý bằng các hoạt chất như: Hexaconazole, Tricyclazole, Quatemary Ammonium Salts, Metalaxyl, Mancozed, Propineb…(Anvil, Ridomil God, Mataxyl, Tilt super, Agrifos400, Antracol…)

+ Cần sử dụng Chitosan hoặc Tervigo vào giai đoạn đầu và cuối mùa mưa.

+ Sử dụng Clothianidin, Thiamethoxam tưới hoặc xịt trừ sùng, ấu trùng đất

5/ Bón phân

a. Phân bón lá:

Giai đoạn này cây rất cần các nguyên tố đa lượng, trung lượng, vi lượng giúp cây xanh lá, vọt đọt. Vậy nên sử dụng phân bón lá như sau:

Thời điểm phun và loại phân bón lá:

- Lần 1: Sau khi đỉnh sinh trưởng cây phát triển 1-2cm tiến hành sử dụng phân bón lá N29, N35, 33.11.11…+ Fruity, Topmicro…

- Lần 2: Sau lần một 7-10 ngày xịt dưỡng và kéo cơi lá non bằng các sản phẩm như: N29, N35, 33.11.11…+ Fruity, Topmicro…

- Lần 3: Sau lần hai 15-20 ngày hỗ trợ nhanh già lá, xanh lá bằng các sản phẩm như: NPK 15-30-15, P30… + Fruity, Topmicro…

b. Phân bón gốc

- Giai đoạn mũi giáo cơi đầu: Bón 5-10kg HCVS hoặc 3-5kg phân nở/cây kết hợp pha tưới 5L/cây dung dịch can Đạm cá, Hữu cơ nước, nấm đối kháng Trichoderma … để phục hồi bộ rễ.

- Sau 15 – 20 ngày khi lá lụa: bón bổ sung đa lượng nhằm dưỡng cây bằng sản phẩm như: 20.20.15, 15.15.15 với liều lượng 500g-1000g/cây bón vào giai đoạn lá cây chuyển lụa (thời điểm vàng bón phân) kết hợp với MGE để bổ sung vi lượng và tăng khả năng hấp thu phân bón.