Quy Trình Sử Dụng Phân Bón Trên Lúa
- Sơ Lược Về Nhu Cầu Dinh Dưỡng Cho Cây Lúa.
- Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa là nhu cầu cần được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, không thể thiếu để cây sinh trưởng phát triển tốt.
- Nhu cầu dinh dưỡng cho cây lúa bao gồm các chất: đạm (N), lân (P), kali (K), sắt, đồng, kẽm, magie, mangan, cùng nhiều nguyên tốt vi lượng khác.
- Do quá trình canh tác lúa liên tục tăng vụ và không cho đất có thời gian nghĩ ngơi để phục hồi nên các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng dần trở nên cạn kiệt trong đất. Vì vậy việc cung cấp và bổ sung lại các chất dinh dưỡng là hết sức cần thiết cho cây.
- Ngoài việc bón phân gốc vào các thời điểm bón lót và bón thúc hoặc bón phân đón đòng, rướt hạt (nuôi hột), thì chúng ta cần bổ sung một lượng nhỏ phân bón qua lá để cây lúa hấp thu và phát triển tốt nhất.
- Vai trò các chất dinh dưỡng.
- Nitơ (N): lúa cần lượng lớn nito để phát triển lá, cũng cố thân, tăng trưởng rễ và sinh sản. Nếu thiếu nitơ lúa sẽ chậm phát triển và sản lượng sẽ giảm.
- Photpho (P): là yếu tố dinh dưỡng quang trọng giúp cây lúa phát triển cũng cố chồi hữu hiệu và rễ, nâng cao chất lượng hạt và tăng sản lượng.
- Kali (K): là yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa, cũng cố độ vững chắt của thân, rễ và tăng cường dinh dưỡng vào hoa quả.
- Canxi (Ca): giúp cây lúa phát triển, tăng độ cứng của tế bào cây, giảm tình trạng đổ ngã và rụng hạt.
- Magie (Mg): giúp lá tăng cường quang hợp, giữ được màu xanh của ba lá trên cùng để tăng độ chắt của hạt.
- Lưu huỳnh (S): giúp cũng cố rễ và thân, tăng diệp lục tố trong lá, giúp quang hợp tạo ra tinh bột cho hạt, tăng số hạt trên bông.
- Quy trình bổ sung dinh dưỡng cho cây lúa. ( sản phẩm Future Farms)
- Giai đoạn nẫy mầm (0 – 5 NSS): phun phân bón NPK hữu cơ Green Topfert 1ml/1 lít nước, hoặc Profarm N35 với liều 1 gram/ 1 lít nước có thể kết hợp với thuốc diệt mầm. Tác dụng: giúp mầm lúa mập, phát triển nhanh và rễ mầm vươn dài để bám đất, tránh được yếu tố bất lợi của thời tiết như nắng nóng và mưa làm lún mầm gây chết mầm lúa.
- Giai đoạn mạ ( 5- 10 NSS): phun phân bón Novifert Nimag hoặc Profarm N29, 1 gram/1 lít nước. Tác dụng giúp mạ mập xanh mướt, phát triển đồng điều.
- Giai đoạn đẻ nhánh (10- 20 NSS): phun phân bón Profarm P55, Profarm P30 hoặc Novifert AP ( liều lượng 1gram/ 1lits nước). Tác dụng: phát triển bộ rễ, đẻ nhánh mạnh cây con mập và phát triển đồng diều, tăng số chồi hữu hiệu.
- Giai đoạn sinh trưởng tăng sinh khối (20- 40 NSS): giai đoạn này cây lúa cần lượng dinh dưỡng lớn để phát triển hoàn thiện thân lá và chồi hữu hiệu. Phun phân bón Profam N35, N29, hoặc NPK 15-30-15. (liều lượng 2gram/ 1 lít nước). Tác dụng: bổ sung dinh dưỡng đa lượng NPK để tăng kích thước và sinh khối.
- Giai đoạn đòng (40- 45 NSS): giai đoạn này cây lúa đang chuyển từ giai đoạn sinh trưỡng dinh dưỡng sang giai đoạn sinh sản (phân hóa mầm hoa), cần bổ sung NPK nuôi đòng làm tăng độ to của đòng lúa , thêm các chất trung vi lượng giúp cứng cây, đứng lá hạn chế hiện tượng đổ ngã về sau. Phun sản phẩm profam N29 + canzinc hoặc profam P30 + canzinc ( liều lượng 2gram/ 1 lít nước). Tác dụng: to đòng, cứng cây, xanh lá.
- Giai đoạn đòng – trổ ( 45-55 NSS): phun sản phẩm ( NPK 15-30-15+ Lbor+ topmicro) hoặc ( 15-30-15 + famicro bor+ topmicro) với liều 1gram/ 1lit nước. Tác dụng: giúp lúa trổ thoát nhanh, thụ phấn tốt và ngậm sữa đồng điều.
- Giai đoạn cong trái me (55 – 65 NSS): phun kalitop + canzinc ( liều lượng 2 gram/ 1 lít nước). Tác dụng: giúp tăng cường tinh bột lên hạt, cứng bông cứng lá hạn chế hiện tượng nứt hạt.
- Giai đoạn chín ( 65- 85 NSS): phun kalitop ( liều lượng 1gram/ 1 lít nước). Tác dụng: giúp vô gạo những hạn trong cậy và giúp hạt lúa sáng bóng, tăng phẩm chất và đặc tính tự nhiên của giống.