Tỉa trái: Sau khi đã tỉa bớt hoa trong 1 chùm, chỉ để không quá 10 bông/chùm. Hầu hết số bông này đều đậu trái, nên cần thiết phải tỉa bớt trái nhằm tạo cho trái đảm bảo về chất lượng cũng như trọng lượng trái.
Cách tỉa và thời điểm tỉa trái:
Lần 1: Trái được 3-4 tuần sau khi hoa nở, tỉa những trái có cuống nhỏ, chen chúc trong chùm trái, trái méo, trái bị sâu bệnh (để lại 6-8 quả/chùm).
Lần 2: Trái được 8 tuần sau khi hoa nở: Tỉa trái cong vẹo, dị dạng (để lại 3-4 trái/chùm).
Lần 3: Trái được 10 tuần sau khi hoa nở: cắt tỉa những trái có hình dạng không đặc trưng của giống. Tạo thuận lợi cho phát triển cơm, kích thước và hình dáng trái. Chỉ để 2-3 quả/chùm, khoảng 70-120 quả/cây (tùy theo từng cây).
Bón phân nuôi trái
Bón lá
- Giai đoạn 45-60 ngày để trái lớn nhanh và hạn chế rụng trái cần phun thêm phân bón qua lá Profer – L1 super (400ml/200 lít) + Frofarm Bud (40g/200L) + Canzinc (250ml/200L) + GA3 hoặc NPK 21-21-21 (400g/200L) + Frofarm Bud (40g/200L) + Canzinc (250ml/200L) + GA3 phun 3 lần cách nhau 7-10 ngày.
- Giai đoạn 65-85 ngày phun NPK 21-21-21 (400g/200L) + Frofarm Bud (40g/200L) + Canzinc (250ml/200L) Xử lý liên tục 2 lần, cách nhau 10 ngày/lần.
- Giai đoạn sau 85 ngày: Sau lần hai 10 ngày hỗ trợ lên cơm, thơm cơm phun NPK 21-21-21 (200g/200L) + Fruity (20g/200L) + Canzinc (250ml/200L) + Kalitop hoặc Kalisol (500g/200L), L30 (500ml/200L) xịt định kỳ 10-15 ngày/lần.
Bón rể
Lần 1: Thời điểm: khi quả được 50 ngày tuổi. Bón 5-8kg/cây hữu cơ nỡ.
Lần 2: Thời điểm: khi quả được 60 ngày tuổi.
Loại phân bón: bón phân NPK 15-15-15, NPK 16-16-16. Lượng bón: Bón 0,5-1kg/cây/lần, bón 2 lần cách nhau 10-15 ngày.
Lần 3: Khi đậu trái được 80-85 ngày: Loại phân bón: Profert - Topten (12-8-18 + 3Te) + MGE2 (200g/cây)
Cách bón: Lượng phân bón 0,5 – 0,8kg/cây/lần, bón lần tiếp theo sau đó 10-15 ngày.
Lần 4: Loại phân: Profert - Topten (12-8-18 + 3Te) + MGE2 (200g/cây)
Lượng phân và thời điểm bón: Lần 1: Khi quả được 105 ngày (sầu riêng Moonthong), bón 0,5-0,8kg/cây, tùy lượng quả trên cây. Lần 2: Sau khi bón lần 1 được 7 ngày, bón 0,5-0,8kg/cây.
Một số lưu ý phòng trừ sâu bệnh giai đoạn ra hoa, nuôi quả
Nhện đỏ: Đây là đối tượng gây hại mạnh cây sầu riêng vào giai đoạn mùa khô và chúng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá, đặc biệt là các lá bánh tẻ. Vết chích lúc đầu chỉ là những đốm nhỏ màu xám trắng, nhiều vết chích liên kết lại tạo ra những khoang, những đốm lớn mất màu ảnh hưởng đến sự quang hợp của lá, bị hại nặng lá có thể bị khô và rụng.
Biện pháp phòng trừ: Sử dụng thuốc Kumulus 80DF, Sulox 80WP (10-15g/16 lít nước), Ortus 5SC (10-15ml/8-10 lít nước), Pegasus 500SC (7-10ml/8 lít nước), thuốc sinh học Abatin 5.4EC (6-8ml/16 lít nước ), hoặc sử dụng thuốc Sule Long 80WP (140g/16 lít nước)...
Rầy phấn trắng
Biện pháp phòng: Phun thuốc trừ rầy định kỳ khi mỗi đợt lá mới hình thành.
Biện pháp trừ: Khi phát hiện chồi bị hại thì tiến hành xử lý thuốc 2 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. Thuốc phòng trừ rầy phấn trắng: Sử dụng luân phiên các loại thuốc sau: Confidor 100SL (pha 5-7ml/8 lít nước), Actara 25WG 1g/8 lít, Bassa 50EC 20-25ml/8-10 lít nước. Có thể phun kết hợp phân bón qua lá với thuốc phòng trừ rầy phấn trắng để giúp bộ lá phát triển tốt hơn.
Rệp sáp
Ảnh hưởng trực tiếp đến mẫu mã sản phẩm, méo, móp trái, chậm lớn
Biện pháp phòng: Phun thuốc định kỳ khi mỗi đợt trước và sau sổ nhụy.
Biện pháp trừ: Phun các loại thuốc có hoạt chất Emamectin, Acetamiprid, Buprofezin…
Bệnh xì mủ thân, thối trái do nấm Phytopthora
Phòng bệnh: Để giảm tối đa bệnh Phytopthora gây hại thân, trái trong giai đoạn cây mang trái, giảm thiệt hại về năng suất sầu riêng thì biện pháp phòng bệnh Phytopthora cho cây sầu riêng giai đoạn này là rất cần thiết. Tiến hành tiêm phòng 4 đợt cho cây sầu riêng giai đoạn cụ thể là: Lần 1: Sau khi thu hoạch. Lần 2: Khi cây chuẩn bị làm bông. Lần 3: Khi trái bằng trái cam (60 ngày sau khi xả nhụy). Lần 4: Khi trái đạt 1,5-2kg (100 ngày sau xả nhụy).
Trị bệnh: sử dụng thuốc có hoạt chất Tricyclazole, Propineb, Metalaxyl, Dimethomorph…