QUY TRÌNH CHĂM SÓC SẦU RIÊNG GIAI DOẠN TRÁI NON ĐẾN THU HOẠCH

Hotline

02862 889 279

QUY TRÌNH CHĂM SÓC SẦU RIÊNG GIAI DOẠN TRÁI NON ĐẾN THU HOẠCH
 Ngày đăng: 20/11/2023 09:57 AM

I. Chăm sóc giai đoạn đậu trái

1. Tỉa hoa: 

Sau khi đã tỉa bớt hoa trong 1 chùm, chỉ để không quá 10 hoa/chùm. Hầu hết số hoa này đều đậu trái, nên cần thiết phải tỉa bớt hoa nhằm tạo cho trái sau này đảm bảo về chất lượng cũng như trọng lượng.

Giai đoạn này cây rất cần các nguyên tố trung lượng, vi lượng để hình thành hạt phấn, sức sống của hạt phấn và tạo độ dai chắc cho cuống hoa. Giai đoạn này khuyến cáo sử dụng phân bón lá để cung cấp dinh dưỡng cho cây, giai đoạn này không nên sử dụng phân bón gốc vì rất dễ ra lá non ở các chùm bông, khi đó dinh dưỡng tập trung nuôi lá làm hoa nhỏ lại, cuống hoa dài, yếu ớt, ảnh hưởng đến đậu trái, nuôi trái.

Thời điểm phun: Khi nụ hoa hình thành rõ. Loại phân: Sử dụng phân bón lá FARMICRO BOR (20,5%) 100g + NPK 6-32-32 KPT 250g + PROFARM CANZINC 250ml/ phuy 200 lít nước. Cách phun: Phun định kỳ 7-10 ngày.

2. Cách tỉa và thời điểm tỉa trái: 

 

 

 

Lần 1: Trái được 3-4 tuần sau khi hoa nở, tỉa những trái có cuống nhỏ, chen chúc trong chùm trái, trái méo, trái bị sâu bệnh (để lại 6-8 trái/chùm).

Lần 2: Trái được 8 tuần sau khi hoa nở: Tỉa trái cong vẹo, dị dạng (để lại 3-4 trái/chùm).

Lần 3: Trái được 10 tuần sau khi hoa nở: cắt tỉa những trái có hình dạng không đặc trưng của giống. Tạo thuận lợi cho phát triển cơm, kích thước và hình dáng trái. Chỉ để 2-3 trái/chùm, khoảng 70-120 trái/cây (tùy theo từng cây). Trong trường hợp đang nuôi trái mà có hiện tượng rụng trái thì tiến hành tỉa bớt một số trái, ưu tiên tập trung dinh dưỡng để nuôi các trái còn lại (không còn hiện tượng rụng trái).

3. Phun, Bón phân nuôi trái

* Lần 1: Từ giai đoạn nuôi hoa đến khi trái được 60 ngày tuổi (trái sầu riêng bằng quả trứng gà).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phun qua lá : Phun định kỳ 7-15 ngày/lần bằng phân bón lá (500g NPK 21-21-21+TE + 500ml PROFARM CANZINC/ phuy 200 lít nước) để cung cấp dinh dưỡng nuôi trái.

Trong thời điểm này cây có hiện tượng ra đọt non thì phun FARMKALITOP (500g-1kg/ phuy 200 lít nước) định kỳ 3 ngày/lần để hạn chế đọt non, lá non phát triễn để tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa lá và trái non gây rụng trái non.

Bón gốc : Loại phân bón: NPK PROFERT TOPTEN 12-8-18+TE. Lượng bón: Bón 0,5kg/cây/lần/2 lần, cách nhau 10-15 ngày. Cách bón: Lần 1 bón 200-300g/cây/lần rắc quanh tán cây. Nếu đất không đủ ẩm phải tưới nước để phân tan. Sau 10-15 ngày bón tiếp lần 2 với lượng phân còn lại.

 

* Lần 2: Khi đậu trái được 80-85 ngày: 

Phun qua lá : Loại phân (500ml L1 SUPER 10-10-7.5+TE + 20g PROFARM TOPMICRO + 500ml PROFARM CANZINC/ phuy 200 lít nước) giúp trái lớn nhanh, xanh gai và hạn chế bể gai.

Bón gốc : Loại phân bón: NPK PROFERT TOPTEN 12-8-18+TE. Cách bón: Lượng phân bón 200-300g/cây/lần, bón lần tiếp theo sau đó 10-15 ngày.

  1. Lần 3: Trước khi thu hoạch 10-15 ngày :

 

Phun qua lá : Loại phân (250-500ml L1 SUPER 10-10-7.5+TE + 500ml PROFARM L30/ phuy 200 lít nước) giúp trái lớn nhanh, lên cơm vàng.

Bón gốc : Loại phân K2SO4 (kali trắng). Lượng phân và thời điểm bón: Lần 1: Khi trái được 105 ngày (sầu riêng Moonthong), bón 300g/cây, tùy lượng quả trên cây. Lần 2: Sau khi bón lần 1 được 7 ngày, bón 300-500g/cây.

Lưu ý: Đối với giống sầu riêng Ri6 do thời gian thu hoạch sớm hơn sầu riêng Monthong 15-20 ngày. Vì vậy thời gian bón phân cho cây Ri6 giai đoạn nuôi trái cần sớm hơn so với giống Monthong khoảng 10-15 ngày.

4.  Một số biện pháp chống sượng trái

Giai đoạn trái chuyển từ non sang già là giai đoạn tích lũy tinh bột nên cây rất cần các vi lượng như Mg2+, Zn2+, Cu2+…phun Phân bón vi lượng TOPMICRO (20-40g/ phuy 200 lít nước) giúp cho cây quang hợp tốt, trái không bị sượng. Khi trái sầu riêng chuyển hóa tinh bột thì việc bổ sung FARMKALITOP (kali trắng) là rất cần thiết. Không bón kali đỏ làm trái dễ bị sượng.

Khi mưa nhiều làm cho cây thừa nước, quá trình chín cũng diễn ra kém, dẫn đến tình trạng trái bị sượng nước. Do đó khi vào mùa mưa cần thiết phải làm cho vườn thoát nước tốt. Sầu riêng trước khi chín rụng 15-20 ngày ta phải cắt nước hoàn toàn, nếu trời mưa thì phải khai thông vườn cho thoát nước tốt thì chất lượng trái sẽ tốt.

II. Thu hoạch trái: 

Xác định thời điểm thu hoạch trái: Dựa vào sổ nhật ký ghi chép thời gian xả nhị đến khi trái được 125-135 ngày (đối với sầu riêng Monthong), 105-115 (ngày đối với sầu riêng Ri6), nông dân nên thu hoạch trước khi quả chín từ 5-7 ngày, tránh tình trạng thu hoạch quá sớm, hay quá muộn (đặc biệt không để quả tự rụng xuống đất) đều ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng trái. Dựa vào dấu sơn phân biệt các đợt quả trên cây. Dựa vào hình thái bên ngoài sự nở của gai quả, khi quả chín gai trên múi sầu riêng nở và rãnh quả sâu hơn. Dựa vào âm thanh khi gõ trái.  Lưu ý: Tuyệt đối không thu hoạch trái non làm mất uy tín.

III. Một số lưu ý phòng trừ sâu bệnh giai đoạn ra hoa, nuôi trái

1. Nhện đỏ: Đây là đối tượng gây hại mạnh cây sầu riêng vào giai đoạn mùa khô và chúng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá, đặc biệt là các lá bánh tẻ. Vết chích lúc đầu chỉ là những đốm nhỏ màu xám trắng, nhiều vết chích liên kết lại tạo ra những khoang, những đốm lớn mất màu ảnh hưởng đến sự quang hợp của lá, bị hại nặng lá có thể bị khô và rụng.

* Biện pháp phòng trừSử dụng thuốc Kumulus 80DF, Sulox 80WP (10-15g/16 lít nước), Ortus 5SC (10-15ml/8-10 lít nước), Pegasus 500SC (7-10ml/8 lít nước), thuốc sinh học Abatin 5.4EC (6-8ml/16 lít nước ), hoặc sử dụng thuốc Sule Long 80WP (140g/16 lít nước)...

2. Rầy phấn trắng

Biện pháp phòng: Phun thuốc trừ rầy định kỳ khi mỗi đợt lá mới hình thành.

Biện pháp trừ: Khi phát hiện chồi bị hại thì tiến hành xử lý thuốc 2 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. Thuốc phòng trừ rầy phấn trắng: Sử dụng luân phiên các loại thuốc sau: Confidor 100SL (pha 5-7ml/8 lít nước), Actara 25WG 1g/8 lít, Bassa 50EC 20-25ml/8-10 lít nước. Có thể phun kết hợp phân bón qua lá với thuốc phòng trừ rầy phấn trắng để giúp bộ lá phát triển tốt hơn.

3. Bệnh xì mủ thân, thối trái do nấm Phytopthora

* Phòng bệnh: Để giảm tối đa bệnh Phytopthora gây hại thân, quả trong giai đoạn cây mang trái, giảm thiệt hại về năng suất sầu riêng thì biện pháp phòng bệnh Phytopthora cho cây sầu riêng giai đoạn này là rất cần thiết. Tiến hành tiêm phòng 4 đợt cho cây sầu riêng giai đoạn cụ thể là: Lần 1: Sau khi thu hoạch. Lần 2: Khi cây chuẩn bị làm bôngLần 3: Khi trái bằng quả cam (60 ngày sau khi xả nhụy). Lần 4: Khi quả đạt 1,5-2kg (100 ngày sau xả nhụy).

Cách tiêm: Tiêm trực tiếp vào thân cây 2-3 mũi/cây. Pha theo tỷ lệ 1:1 (dùng nước sạch).

Trị bệnh: Khi phát hiện trái bị bệnh thì phải phun thuốc với nồng độ 2% (2 lít thuốc trong 100 lít nước trực tiếp lên trái). Phun lặp lại lần tiếp theo sau đó 7 ngày. Nếu phát hiện xì mủ thân thì phải vệ sinh gọt bỏ vùng mô bị thối rồi quét thuốc Aliette 800wp + Ridomil gold 68WP hoặc Agri - Fos 400 nguyên chất lên vết bệnh. Thực hiện 3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 15 ngày.