QUY TRÌNH CHĂM SÓC CÂY MÃNG CẦU TA GIAI ĐOẠN TẠO MẦM HOA ĐẾN GIAI ĐOẠN NUÔI TRÁI
1. Sau thu hoạch:
- Bón phân hữu cơ + 0,5 - 1 kg NPK 16.16.8 + 0,4 kg vôi /cây. Lượng phân bón tùy thuộc vào tuổi cây và năng suất trái vụ trước để cân đối cho phù hợp. Cuốc xới đất để vùi lấp phân khi bón.
- Muốn cây ra hoa rải vụ thì áp dụng kỹ thuật tuốt lá: pha 100 g Urê /1 lít phun ướt đẫm cây làm rụng lá già, số lá còn lại thì tuốt bỏ luôn. Hoặc sử dụng một số chế phẩm làm rụng lá có bán trên thị trường.
- Sau khi lá rụng, cắt bỏ toàn bộ những cành nhỏ mọc trong tán. Chừa lại những cành to bằng ngón tay út trở lên và trên những cành đó cắt bỏ tất cả ngọn. Vị trí cắt là ở nơi tiếp giáp giữa đoạn cành bánh tẻ và cành non. Sau khi cắt, ta có 1 bộ cành trụi lá toàn cành hữu hiệu, sẵn sàng ra cành mới và hoa. Đồng thời, tưới nước đẫm lại cho cây.
2. Xử lý ra hoa:
- Sau cắt 10 ngày, ở mỗi cành mọc ra 1 chùm chồi, nên tỉa bớt chừa lại khoảng 4 – 6 chồi khoẻ nhất /cành.
- Phun chế phẩm kích thích ra hoa với sản phẩm 10-55-10 + 6-32-32 + Lbor 02 lần (5 ngày/lần) để kích ra hoa. Dưới gốc có thể kết hợp tưới MKP với tỷ lệ 2-3 kg/phuy 200 lít nước tưới đều quanh gốc.
- Sau 25 – 30 ngày sau khi cắt tỉa, trên đỉnh và nách lá của những tược vừa mới ra sẽ xuất hiện hoa. Lúc này áp dụng quy trình bón phân như trên.
3. Giai đoạn đậu trái và nuôi trái:
Sau khi xuất hiện hoa, tiến hành 500ml L1 Super + 500ml Canzinc phun qua lá 2 lần cách nhau 7 ngày (31-38 NSS) nhằm chống rụng hoa, tăng đậu trái.
Sau 2 ngày tức cây đến 40NSS tiến hành bón 15-15-15 +TE + Ure sữa để Cung cấp dinh dưỡng giai đoạn nuôi trái.
Cây đến 45NSS tiến hàng phun thêm 1 cử Canzinc để chống rụng trái non.
Giai đoạn 52-59NSS tiến hành phun L1 Super + Bud + Canzinc hoặc 21-21-21 + Bud + Canzinc xử lý liên tục cách nhau 7 ngày.
Sau đó 3 ngày tiến hành bón Topten + GME2 cho cây nhằm cung cấp đủ dưởng chất để cây nuôi trái.
Giai đoạn 66 – 80NSS tiến hành phun L1 Super + Bud + Canzinc để nuôi trái, xanh trái, bóng trái.
QUY TRÌNH CHĂM SÓC CÂY MÃNG CẦU TA GIAI ĐOẠN SAU THU HOẠCH
1. Cắt tỉa cành
Trong quy trình chăm sóc cây na sau thu hoạch, việc cắt tỉa cành, tạo tán cho cây là rất quan trọng, quyết định đến năng suất cây na trong vụ tới.
Thời gian cắt tỉa thích hợp nhất là vào tháng 10-11.
Cách cắt:
Đối với những cây lâu năm, già yếu, nhiễm bệnh: Tiến hành cắt cành cách gốc khoảng 80-100cm. Cắt theo góc nghiêng 45o, hạn chế để lại vết xước.
Với những cây khỏe mạnh, nhiều cành lá: Cắt bỏ những cành nhỏ mọc trong tán, cành bị khuất sáng. Để lại những cành to bằng ngón tay út trở lên và trên những cành ấy cắt bỏ tất cả ngọn ở nơi tiếp giáp giữa cành bánh tẻ và cành non.
Lưu ý: Không nên cắt quá nhiều cành lá của cây, chỉ nên cắt số lượng cành nhỏ hơn 25% số cành của cây. Nếu cắt quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức sống của cây.
2. Xử lý nấm bệnh
Xử lý nấm bệnh là bước cực kỳ quan trọng nhà vườn không được bỏ qua. Bởi thời điểm này sức đề kháng của cây rất kém, dễ nhiễm bệnh và những vết thương hở trong quá trình thu hoạch và cắt tỉa mở đường cho nấm khuẩn tấn công cây.
Nhà vườn tiến hành xử lý nấm khuẩn trên thân cành lá và xử lý nấm khuẩn dưới đất.
Xử lý nấm khuẩn thân cành lá:
Sử dụng chế phẩm Vaccin kết hợp với siêu đồng phun ướt đẫm thân cành lá. Để tẩy rửa, tiêu diệt các mầm bệnh và rong rêu, mảng bám trên cành lá. Giúp lá cây quang hợp tốt hơn, hạn chế nấm bệnh gây hại trong mùa vụ tới.
3. Bổ sung dinh dưỡng
Sau một mua vụ, cây na đã cạn kiệt nguồn dinh dưỡng, do đó, nhà vườn cần bổ sung dinh dưỡng ngay cho cây.
Sử dụng các loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân trùn quế, phân hữu cơ nở để bón gốc cho na.
Lượng bón: Tùy thuộc vào độ tuổi của cây và độ rộng của tán. Bón phân hữu cơ + 0,5 - 1 kg NPK 16.16.8 + 0,4 kg vôi /cây. Lượng phân bón tùy thuộc vào tuổi cây và năng suất trái vụ trước để cân đối cho phù hợp. Cuốc xới đất để vùi lấp phân khi bón.
Cách bón: Bón rải mặt, cách gốc 40cm theo hình chiếu của tán cây. Sau đó trộn nhẹ với 5cm đất mặt và che phủ bằng vật liệu hữu cơ.
Sau khi bón gốc, nhà vườn tiến hành phun phân bón lá 500ml Green Topfert cho 1 phuy để cung cấp dinh dưởng, tạo bộ rễ khỏe mạnh.
PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH ĐỐI VỚI CÂY MÃNG CẦU TA
1. Sâu hại:
a) Rệp sáp phấn: Là loài gây thiệt hại nhiều nhất. Thường tập trung chích hút trên đọt non, lá non và trái. Rệp chích hút nhựa làm lá bị quăn, biến vàng, tấn công trái non làm trái rụng, tấn công trái già làm mất giá trị thương phẩm. Rệp tiết ra chất mật ngọt sống cộng sinh với kiến; là môi trường cho nấm bồ hóng phát triển trên lá, trái làm ảnh hưởng đến quang hợp của cây; ngoài ra còn mở đường cho bệnh thán thư.
Khi phát hiện có rệp sáp, sử dụng thuốc BVTV có hoạt chất như: Abamectin, Petroleum oil, Dimethoate, Carbaryl, Emamectin benzoate… phòng trừ kết hợp với việc trừ kiến.
b) Sâu đục trái: Việc phun thuốc trừ sâu đục trái nói chung thường thu được hiệu quả rất thấp do sâu đã nằm sâu bên trong trái. Tuy nhiên nếu gặp những thời điểm sâu non nở rộ mà chưa kịp đục chui vào bên trong hoặc tiến hành phun thuốc sớm khi xuất hiện trưởng thành thì hiệu quả phòng trừ cao hơn. Sử dụng một số thuốc có chứa hoạt chất Abamectin, Emamectin Benzoate, Abamectin, Matrine....hoặc các loại thuốc xông hơi để xua đuổi trưởng thành.
c) Bọ vòi voi gây hại bông (bọ đục bông hay con mò): Đây là đối tượng khó trị vì bọ vòi voi thường ẩn núp trong cánh hoa nên thuốc khó tiếp xúc với chúng. Có thể dùng hoạt chất sinh học như Bacilus thuringiensis hoặc các thuốc hóa học có tính xông hơi mạnh phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát.
2. Bệnh hại:
a) Bệnh thán thư: Là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cây mãng cầu. Bệnh hại cả trên lá, ngọn, hoa và quả.
Sử dụng các loại thuốc gốc đồng, hoạt chất như Azoxystrobin, Hexaconazole, Difenoconazole… phun ướt đều lá, thân cây.
b) Bệnh thối rễ: Bệnh phát sinh gây hại nhiều ở những vườn thường đọng nước trong mùa mưa, nơi có mực nước ngầm cao. Sử dụng thuốc Bordeaux, các thuốc gốc đồng Cuprous Oxide tưới vào gốc 01 - 02 lần kết hợp phun lên tán lá cây để phòng trừ.
c) Bệnh thối trái, đốm nâu: Khoảng 01 tháng trước thu hoạch, nên phun phòng bệnh bằng các thuốc có hoạt chất Mancozeb, Metalaxyl...
Để hạn chế các loại nấm bệnh phát sinh gây hại trên vườn cây nên sử dụng các chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma spp., Baccillus, Mycorrhiza... định kỳ 3- 6 tháng/lần kết hợp với việc bổ sung phân hữu cơ đầy đủ.